Ăn cơm sai cách, bạn đang "ngây thơ" tự sát mà không biết, hãy học cách ăn cơm đúng để sống lâu, sống khỏe

Có rất nhiều người quan niệm, ăn uống phải thật thoải mái mới gọi là ăn. Nhưng ăn nhiều, ăn uống "vô tội vạ" như vậy thực sự có tốt cho cơ thể?

Nhà khoa học Julie Madison cùng các đồng nghiệp thuộc sở nghiên cứu NIA (Mỹ), đã phân tích, nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và đưa ra nhận định rằng: Ăn nhiều, tiếp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong cùng một lúc không hề có lợi cho sức khỏe. Trái lại, nếu điều chỉnh giảm thiểu một lượng thức ăn vừa đủ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ. 

Chuyên gia dinh dưỡng Susan Roberts của Đại học Tufts (Mỹ) cùng với tổ nghiên cứu của mình thực hiện điều tra với một nhóm 218 người trong độ tuổi từ 21~50 đã phát hiện, người nạp vừa đủ dinh dưỡng vào người sẽ giúp tế bào ung thư giảm xuống 25%, đề kháng insulin giảm xuống 40%, huyết áp ổn định hơn so với người ăn quá nhiều. 

Hạng mục nghiên cứu này đã chỉ rõ, chỉ cần giảm lượng thức ăn ít hơn so với bình thường, sẽ có ích lợi trong việc đối kháng với lão hóa, giúp tăng tuổi thọ. 

Vậy làm thế nào có thể khống chế được lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể hàng ngày? 

Ăn cơm sai cách, bạn đang ngây thơ tự sát mà không biết, hãy học cách ăn cơm đúng để sống lâu, sống khỏe - Ảnh 1.

(ảnh minh họa)

1.Uống canh trước khi ăn cơm

Uống canh trước khi ăn cơm có tác dụng giảm đi sự thèm ăn. Bởi vì sau khi canh vào đến dạ dày, sự phấn khích của cơm thèm ăn sẽ giảm xuống, khiến chúng ta cảm giác đã có chút no. 

2. Nhai kĩ nuốt chậm  

Khi ăn cơm, phải ăn thật chậm. Bởi dạ dày gửi tín hiện đến não về việc no bụng mất khoảng 20-30 phút. Bởi vậy, ăn chậm một chút sẽ khiến não bộ ý thức được cơ thể đã trong trạng thái no đủ, thức ăn vì thế sẽ giảm đi so với bình thường, đồng nghĩa lượng hấp thụ dinh dưỡng sẽ giảm xuống ít hơn. 

3. Ăn xong lập tức dời bàn ăn  

Có người ăn được đến tầm đã vừa bụng, nhưng vẫn "cố thủ" tại bàn ăn. Khi nhìn thấy một bàn đầy thức ăn ngon sẽ không khống chế được bản thân và tiếp tục ăn.  

4. Sợ lãng phí thức ăn  

Có nhiều người ăn đến tầm vừa đủ rồi, nhưng khi nhìn thấy một bàn còn đầy thức ăn tự cảm thấy quá lãng phí, lập tức cầm đũa lên tiếp tục chiến đấu mà quên mất rằng sau cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ đó, dạ dạy lại tiếp tục cật lực làm việc, lượng dinh dưỡng trong cơ thể có thể thừa rất nhiều. 

Ăn cơm sai cách, bạn đang ngây thơ tự sát mà không biết, hãy học cách ăn cơm đúng để sống lâu, sống khỏe - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

5. Chọn lựa nhiều thức ăn có nhiều thành phần vitamin và nước 

Rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, canh, những thức ăn đó có thể giúp chúng ta lấp đầy bụng, bởi chúng chiếm rất nhiều diện tích trong dạ dày. 

Tránh những thức ăn khô, ít hàm lượng vitamin, giống như bánh ngọt, bánh mì... Những thức ăn đó rất dễ ăn nhiều, nhưng lại không mang lại cảm giác no. 

Thông qua việc giảm lượng thức ăn trong một thời gian dài, có thể khiến thận, huyết quản, hệ thống miễn dịch đi vào hoạt động tuần hoàn, tuần tự, giúp cơ thể tăng tuổi thọ, kéo dài sự thoái hóa, sức đề kháng bệnh tật cao hơn. 

6. Khoảng cách giữa hai bữa ăn từ 4-6 tiếng 

Nắm vững thời gian ăn cơm vô cùng quan trọng, nếu như khoảng cách giữa hai bữa ăn quá ngắn, vẫn chưa kịp tiêu hóa bữa ăn trước đã tiếp tục ăn bữa sau, gây ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa và dạ dày. Nên thời gian tốt nhất của 2 bữa là 4-6 tiếng, thời gian này đủ để cơ dạ dày hấp thụ, tiêu hóa thức ăn. 

7. Không được ăn vội vã 

Thông thường thời gian tốt nhất cho bữa ăn sáng là 15-20 phút, bữa trưa, bữa tối tầm 30 phút. 

8. Mỗi ngày cố gắng ăn trên 12 loại thức ăn 

Sự đa dạng về thức ăn là nguyên tắc cơ bản trong cân bằng trong bữa ăn hàng ngày, thực đơn  bữa ăn của mỗi một ngày nên bao gồm các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, trứng, sữa, cá, thịt, đậu... Mỗi ngày bình quân ăn khoảng tầm 12 loại thức ăn trở nên, mỗi tuần tầm trên 25 loại. 

Ăn cơm sai cách, bạn đang ngây thơ tự sát mà không biết, hãy học cách ăn cơm đúng để sống lâu, sống khỏe - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

9. Thay đổi thức ăn 

Trong lúc lựa chọn thức ăn, những thức ăn cùng loại có thể liên tục thay đổi để tránh cảm giác chán ăn. Ví dụ, bạn hôm nay ăn cơm, ngày mai có thể ăn mì, cháo, hoặc những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng tương tự. Hay thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, thịt bò... có thể lần lượt thay đổi, cố gắng trong cùng một thời gian có thể đảm bảo được các loại dinh dưỡng cần thiết, đa dạng phong phú. 

10. Ăn cơm phải ăn lúc nóng 

Nhiệt độ thích hợp của thức ăn khi đưa vào cơ thể người là 10℃~40℃, không  được vượt quá 60℃. Khi thức ăn vượt quá 65℃, sẽ gây tổn thương đến ống dẫn thực quản, thời gian lâu dần, ống thực quản sẽ vì thế mà sinh bệnh. Bởi vậy, thức ăn nóng, nước sôi... nên để nguội vài phút trước khi ăn. 

11. Sau khi ăn cơm ít ăn đồ ngọt 

Rất nhiều người có thói quen ăn đồ ngọt sau khi ăn cơm, nhưng đồ ngọt chứa nhiều nhiệt lượng, rất dễ dẫn đến ăn nhiều, dần dần tích tụ sẽ khiến chúng ta trở nên béo phì, không có lợi với sức khỏe. 

12. Sau khi ăn cơm nghỉ ngơi 30 phút 

Có rất nhiều người ăn cơm xong sẽ lập tức tiếp tục làm việc, vận động, hút thuốc, uống trà nóng, lái xe... Những hoạt động đó đều không tốt cho sức khỏe.  

Sau khi ăn cơm xong 30 phút, nên nghỉ ngơi, thực hiện vài hoạt động nhẹ nhàng, ví dụ lau bàn ăn, quét dọn nhà bếp...   

Nếu đảm bảo được việc ăn uống khoa học, bạn nhất định sẽ có một sức khỏe tốt, giúp kéo dài tuổi thọ, chậm quá trình lão hóa, ắp đầy năng lượng tích cực, giúp làm việc tập trung, hiệu quả

Thói quen ăn uống: Tại đây. 

Nhận xét